THƯ PHÁP & TRÀ ĐẠO THANH SƠN

THƯ PHÁP & TRÀ ĐẠO THANH SƠN

THƯ PHÁP & TRÀ ĐẠO THANH SƠN

Đ/c: 166/46A2, Thích Quảng Đức, P.4, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM - Tel: 0989 989 117 - 0903 729 446 - Email: thuphapthanhson@yahoo.com
THƯ PHÁP THANH SƠN

Tôi chỉ là một người yêu thích thư pháp, người mới tập sự và mò mẫm vào thế giới thư pháp, cho nên chắc chắn những điều tôi suy nghĩ và hiểu biết về thư pháp có giới hạn .Tuy nhiên tôi cũng xin được đóng góp vào cái mênh mông này một vài góp nhặt…..

 

I .Thư pháp là gì ?

 

   1/  Định nghĩa của thư pháp ( calligraphy )

Rất nhiều sách vở đã định nghĩa thư pháp .

  • : có nghĩa là  “ sách “  là  “ viết ‘’
  • : có nghĩa là “ phương pháp ‘’  là  “ cách thức “

Thư pháp : Là phương pháp , nghệ thuật viết chữ hay nói cách khác đi là nghệ thuật thể hiện chữ viết .

Trên ý nghĩa phổ biến đó , mọi người thích viết chữ đẹp

đều có khả năng thể hiện ‘’ thư pháp ‘’ được cả

  •  

    2/ Chiều sâu của thư pháp :

Với định nghĩa trên , theo tôi là chưa đủ, là đánh giá quá hời hợt về thư pháp . Có những ‘’ bảng chữ viết bằng cọ ‘’ theo những kiểu ‘’ Fantaisie’’ hoặc một loại chữ viết có chút bay bướm sáng tạo , thì chưa nên gọi là một bức thư pháp .

Thư pháp ngoài kỹ thuật, thẩm mỹ , còn một thứ quan trọng hơn , đó là chiều sâu nội tâm .

Theo người Nhật , chữ ‘’ thư ‘’ ( sho ) có nghĩa là phóng bút ( một cách rất nhanh )

Đối với người Nhật thư pháp là :‘’nghệ thuật cốt tủy của tất cả các nghệ thuật‘’. Họ còn gọi là ‘’ thư đạo ‘’

( shodo ) . Đó là nền tảng căn bản của thư pháp thiền (Hitsuzendo) . Đây là cách phóng bút trong trạng thái . xuất thần , qua đó chúng ta có thể rút ra một định nghĩa

đúng với bản chất của thư pháp là :

‘’ Thư pháp là cách thể hiện chữ viết bởi công năng phóng bút trong trạng thái xuất thần ‘’. Trong thư pháp sự phóng bút rất quan trọng . Người xưa cho rằng :

Ngay trên đỉnh của nguồn cảm hứng tuôn trào ra đầu ngọn bút , ngòi bút theo khí luật vận hành , ngay thời khắc đó gọi là phóng bút . Thời khắc này là thời khắc xuất thần . Tinh thần tập trung cao độ của người thủ bút phát ra khí lực, gọi là công năng .

Chính nét đặc thù này mà công năng phóng bút hoàn toàn khác xa với công việc chữ thiên về mỹ thuật , nắn nót , trau chuốt từng chữ. Cũng từng ý nghĩa này , chúng ta có thể hiểu rằng căn bản của : ‘’ thư pháp ‘’

Chính là ‘’ tâm pháp ‘’của người thủ bút .

Bởi vậy thư pháp không chỉ đơn thuần là một tờ giấy ‘’ Dó ‘’ một tờ giấy‘’ Xuyến chỉ ‘’ hoặc tấm vải lụa nào đó , được viết lên những con chữ , bằng cây cọ nhúng mực đen hoặc màu . Nếu viết chữ Hoa thì gọi là ‘’thư pháp chữ Hoa ‘’, nếu viết tiếng Việt thì được gọi là ‘’ thư pháp chữ Việt’’ .

Một bức ‘’ thư pháp ‘’ và một bức ‘’ chữ viết bằng cọ ‘

có nhiều điểm giống nhau và cũng rất khác nhau .

Giống nhau như hai sợi dây điện cùng màu , cùng kích cỡ . Nhưng khác nhau là : một sợi có điện và một sợi không có điện .

Sự khác biệt đó là cái hồn , cái thần thái có trong các bức chữ thư pháp , ta chỉ có thể‘’ cảm ‘’ được mà thôi .Cái thần của chữ viết và cái hồn của nội dung hòa quyện vào nhau để tạo nên một bức thư pháp sống động và thanh thoát .

 

II. Thư pháp chữ Việt :

 

     Bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào cũng điều mang lại lợi ích    cho cộng đồng và xã hội . Tùy theo mức độ đóng góp của  mỗi loại hình nghệ thuật mà tự nó có một vị trí trong không gian văn hóa . Đối với bộ môn thư pháp chữ Việt , dù sinh sau đẻ muộn nhưng có nét đặc thù riêng , đồng thời với những ảnh hưởng lớn trên mặt trận văn hóa tư tưởng , đạo đức , giáo dục .., thư pháp chữ Việt được xã hội quan tâm và chấp nhận . Trên thế giới Việt Nam là nước đầu tiên trong hệ thống các nước dùng chữ Latinh đưa chữ viết vào nghệ thuật thư pháp , đã nâng cao tầm quan trọng và nâng cao vẻ đẹp của các mặt chữ này . Thực tế hiện nay , thư pháp chữ Việt đã hòa vào mạch sống của dân tộc .

Môn thư pháp đi tìm cái đẹp của chữ Việt và đưa chữ Việt lên một tầm cao.

 

III. Viết Thư Pháp có thể : Tĩnh Tâm , Dưỡng Tánh ,Tu Thân.

 

     Trong vòng chảy văn hóa truyền thống của các nước Phương đông , từ hàng ngàn năm trước , thư pháp Trung Hoa , thư pháp Nhật bản , phần lớn đều hàm chứa tinh hoa của thiền đạo kết hợp với nghệ thuật thể hiện . Thư pháp chữ Việt cũng không đi ra ngoài cái tinh thần đó , không chỉ là môn nghệ thuật thể hiện , mà nó vượt ngoài hạn lượng của ý thức để truyền tải nội dung tâm pháp thông qua bút lông , mực xạ .

Để có một bức thư pháp có hồn, thì đầu tiên người viết thư pháp phải có hồn .

Muốn được như vậy phải có thời gian dài tập luyện . Theo tôi phải có 6 việc nên lưu tâm :

 

1/ Biết phá chấp : ( bỏ cái chấp kiến )

    Người viết thư pháp cũng giống như một kiến trúc sư , phải biết bỏ cái chấp kiến cho rằng : ‘’ cái bàn có 4 chân ‘’ . Bởi vì cái bàn có thể có 2 chân , 1 chân , thậm chí không chân . đừng bao giờ nghĩ rằng  ‘’ phải như thế này phải như thế nọ, trên đời này không có cái phải nào cả ‘’.

Viết thư pháp cũng có thể bằng cọ , bằng ngón tay , ngón chân , bằng cây tre , bằng ánh sáng v.v…

Do đó cũng không cần phải viết trên loại giấy nào , trên một loại vải nào cả , có thể viết trên đá , trên gỗ , trên sứ , trên nước , trên mây v.v..

Từ từ chúng ta cũng có thể tập được sự phá chấp trong cuộc sống .

 

2/  Biết khiêm tốn :

      Lúc nào cũng phải nghĩ rằng đã có , và sẽ có người viết đẹp hơn ta . cho nên :

‘’ Tâm đừng nên hẹp hòi

Khí đừng nên hung hăng

Tài đừng nên bộc lộ ‘’.

Từ từ chúng ta cũng có thể tập được sự khiêm tốn trong cuộc sống.

 

3/  Biết ‘’ tỉnh thức ‘’

   Tỉnh thức có nghĩa là mình phải biết chánh niệm , biết mình đang làm gì , biết mình đang nói gì , biết mình đang nghĩ gì . Nói thì dễ nhưng làm ,thì rất khó , phải tập luyện:

  • Lấy tờ giấy ra , biết mình đang lấy tờ giấy ra để chuẩn bị viết .
  • Cầm cây cọ , biết rằng mình đang cầm cây cọ để chuẩn bị viết v.v..

Tất cả mọi động tác được thực hiện trong sự tỉnh thức .

Tập được điều đó , dần dần tính tình ta sẽ điềm đạm hơn , ít vụt chạc hơn , trầm tĩnh hơn .

 

4/  Biết ‘’ tập trung tối đa” .

      Trong khi viết làm thế nào để không còn nghe gì chung quanh mình , không còn thấy gì chung quanh mình , chỉ còn thấy chữ mình đang viết . Muốn được như vậy phải tập luyện : Tập tĩnh tâm , tập thiền , đừng nghỉ tới quá khứ , đừng nghĩ tới tương lai , chỉ tập trung hiện tại .

‘’ Công việc gì quan trọng nhất ? ‘’

Công việc ta đang làm .

Thời gian nào quan trọng nhất ? ‘’

  • Ngay bây giờ .

‘’ Ai là người quan trọng nhất ? “

  • Người đang đối diện với ta.

Tập được như vậy từ từ ta sẽ có thói quen tốt  “ bất cứ làm một việc gì ta cũng đều có sự tập trung cao độ “.

 

  5/ Biết chọn nội dung :

Nội dung là linh hồn của thư pháp . khi viết , đầu tiên phải hiểu rõ nội dung mà mình sắp viết , hiểu không chưa đủ , phải tâm đắc với nội dung thì mới có hứng thú để viết và chuyện có “ hồn ‘’ mới xảy ra được .

Viết một bức thư pháp mà không hiểu được ý nghĩa của câu chữ mình viết thì không nên vậy . Do đó phải học hỏi , nghiên cứu , sư tầm những nội dung mà mình tâm  đắc hoặc sáng tạo ra nhưng nội dung phù hợp với mình

, nhờ vậy ta có dịp gần gũi hơn với sách vỡ , với những tư tưởng thánh hiền , những tư tưởng tu thân , những tư tưởng về đạo làm người , hoặc nhưng câu thơ làm say đắm lòng người … theo tôi nghỉ đó cũng là một cách để sửa mình

 

6/   Cố gắng thực hành những gì mà mình đã viết :

       Theo tôi quan niệm, thì những bức thư pháp chính là viết cho mình . để nhắc nhở chính mình .

  • Thí dụ khi người ta viết chữ ‘’ Nhẫn ‘’ mà trong cuộc sống ta không ‘’ nhẫn ‘’ chút nào thì coi sao được , do vậy phải ráng ‘’ nhẫn ‘’.
  • Khi ta viết chữ ‘’ Hiếu ‘’ trong khi chính ta là người con bất hiếu , thì người khác sẽ nghĩ gì về bức thư pháp đó mà họ sẽ treo trong nhà do một người bất hiếu viết ?
  • Tự nhiên khi ta viết càng nhiều ta phải thực hành càng nhiều . có thể chỉ có một chữ ‘’ Buông xả đi ‘’ cả đời chúng ta chưa làm được , nhưng mà ngày nào cũng đọc nó cũng tập nó thì dù sao cũng tốt hơn .
  •  

IV. Phần Kết :

 

Nếu làm được những điều trên thì viết thư pháp không phải là tĩnh tâm, dưỡng tánh,tu thân hay sao?.

Có thể ở thời điểm này, chúng ta chưa đạt được một bức thư pháp như vậy, nhưng tôi tin tưởng một cách mãnh liệt rằng những lớp trẻ sau này sẽ làm được.

Thực ra tôi chỉ muốn trải lòng mình ra với thư pháp chữ Việt mà thôi , cho nên những điều tôi suy nghĩ nêu trên , nếu có thô thiển , thiếu sót , xin các bậc cao minh chỉ dạy thêm.

Rất mong sự đồng cảm

 

Ngày 01 Tháng 01 Năm 2003

 

                                                      KTS.Nguyễn Thanh Sơn.

 

 

Tôi chỉ là một người yêu thích thư pháp, người mới tập sự và mò mẫm vào thế giới thư pháp, cho nên chắc chắn những điều tôi suy nghĩ và hiểu biết về thư pháp có giới hạn .Tuy nhiên tôi cũng xin được đóng góp vào cái mênh mông này một vài góp nhặt…..

 

I .Thư pháp là gì ?

 

   1/  Định nghĩa của thư pháp ( calligraphy )

Rất nhiều sách vở đã định nghĩa thư pháp .

  • : có nghĩa là  “ sách “  là  “ viết ‘’
  • : có nghĩa là “ phương pháp ‘’  là  “ cách thức “

Thư pháp : Là phương pháp , nghệ thuật viết chữ hay nói cách khác đi là nghệ thuật thể hiện chữ viết .

Trên ý nghĩa phổ biến đó , mọi người thích viết chữ đẹp

đều có khả năng thể hiện ‘’ thư pháp ‘’ được cả

  •  

    2/ Chiều sâu của thư pháp :

Với định nghĩa trên , theo tôi là chưa đủ, là đánh giá quá hời hợt về thư pháp . Có những ‘’ bảng chữ viết bằng cọ ‘’ theo những kiểu ‘’ Fantaisie’’ hoặc một loại chữ viết có chút bay bướm sáng tạo , thì chưa nên gọi là một bức thư pháp .

Thư pháp ngoài kỹ thuật, thẩm mỹ , còn một thứ quan trọng hơn , đó là chiều sâu nội tâm .

Theo người Nhật , chữ ‘’ thư ‘’ ( sho ) có nghĩa là phóng bút ( một cách rất nhanh )

Đối với người Nhật thư pháp là :‘’nghệ thuật cốt tủy của tất cả các nghệ thuật‘’. Họ còn gọi là ‘’ thư đạo ‘’

( shodo ) . Đó là nền tảng căn bản của thư pháp thiền (Hitsuzendo) . Đây là cách phóng bút trong trạng thái . xuất thần , qua đó chúng ta có thể rút ra một định nghĩa

đúng với bản chất của thư pháp là :

‘’ Thư pháp là cách thể hiện chữ viết bởi công năng phóng bút trong trạng thái xuất thần ‘’. Trong thư pháp sự phóng bút rất quan trọng . Người xưa cho rằng :

Ngay trên đỉnh của nguồn cảm hứng tuôn trào ra đầu ngọn bút , ngòi bút theo khí luật vận hành , ngay thời khắc đó gọi là phóng bút . Thời khắc này là thời khắc xuất thần . Tinh thần tập trung cao độ của người thủ bút phát ra khí lực, gọi là công năng .

Chính nét đặc thù này mà công năng phóng bút hoàn toàn khác xa với công việc chữ thiên về mỹ thuật , nắn nót , trau chuốt từng chữ. Cũng từng ý nghĩa này , chúng ta có thể hiểu rằng căn bản của : ‘’ thư pháp ‘’

Chính là ‘’ tâm pháp ‘’của người thủ bút .

Bởi vậy thư pháp không chỉ đơn thuần là một tờ giấy ‘’ Dó ‘’ một tờ giấy‘’ Xuyến chỉ ‘’ hoặc tấm vải lụa nào đó , được viết lên những con chữ , bằng cây cọ nhúng mực đen hoặc màu . Nếu viết chữ Hoa thì gọi là ‘’thư pháp chữ Hoa ‘’, nếu viết tiếng Việt thì được gọi là ‘’ thư pháp chữ Việt’’ .

Một bức ‘’ thư pháp ‘’ và một bức ‘’ chữ viết bằng cọ ‘

có nhiều điểm giống nhau và cũng rất khác nhau .

Giống nhau như hai sợi dây điện cùng màu , cùng kích cỡ . Nhưng khác nhau là : một sợi có điện và một sợi không có điện .

Sự khác biệt đó là cái hồn , cái thần thái có trong các bức chữ thư pháp , ta chỉ có thể‘’ cảm ‘’ được mà thôi .Cái thần của chữ viết và cái hồn của nội dung hòa quyện vào nhau để tạo nên một bức thư pháp sống động và thanh thoát .

 

II. Thư pháp chữ Việt :

 

     Bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào cũng điều mang lại lợi ích    cho cộng đồng và xã hội . Tùy theo mức độ đóng góp của  mỗi loại hình nghệ thuật mà tự nó có một vị trí trong không gian văn hóa . Đối với bộ môn thư pháp chữ Việt , dù sinh sau đẻ muộn nhưng có nét đặc thù riêng , đồng thời với những ảnh hưởng lớn trên mặt trận văn hóa tư tưởng , đạo đức , giáo dục .., thư pháp chữ Việt được xã hội quan tâm và chấp nhận . Trên thế giới Việt Nam là nước đầu tiên trong hệ thống các nước dùng chữ Latinh đưa chữ viết vào nghệ thuật thư pháp , đã nâng cao tầm quan trọng và nâng cao vẻ đẹp của các mặt chữ này . Thực tế hiện nay , thư pháp chữ Việt đã hòa vào mạch sống của dân tộc .

Môn thư pháp đi tìm cái đẹp của chữ Việt và đưa chữ Việt lên một tầm cao.

 

III. Viết Thư Pháp có thể : Tĩnh Tâm , Dưỡng Tánh ,Tu Thân.

 

     Trong vòng chảy văn hóa truyền thống của các nước Phương đông , từ hàng ngàn năm trước , thư pháp Trung Hoa , thư pháp Nhật bản , phần lớn đều hàm chứa tinh hoa của thiền đạo kết hợp với nghệ thuật thể hiện . Thư pháp chữ Việt cũng không đi ra ngoài cái tinh thần đó , không chỉ là môn nghệ thuật thể hiện , mà nó vượt ngoài hạn lượng của ý thức để truyền tải nội dung tâm pháp thông qua bút lông , mực xạ .

Để có một bức thư pháp có hồn, thì đầu tiên người viết thư pháp phải có hồn .

Muốn được như vậy phải có thời gian dài tập luyện . Theo tôi phải có 6 việc nên lưu tâm :

 

1/ Biết phá chấp : ( bỏ cái chấp kiến )

    Người viết thư pháp cũng giống như một kiến trúc sư , phải biết bỏ cái chấp kiến cho rằng : ‘’ cái bàn có 4 chân ‘’ . Bởi vì cái bàn có thể có 2 chân , 1 chân , thậm chí không chân . đừng bao giờ nghĩ rằng  ‘’ phải như thế này phải như thế nọ, trên đời này không có cái phải nào cả ‘’.

Viết thư pháp cũng có thể bằng cọ , bằng ngón tay , ngón chân , bằng cây tre , bằng ánh sáng v.v…

Do đó cũng không cần phải viết trên loại giấy nào , trên một loại vải nào cả , có thể viết trên đá , trên gỗ , trên sứ , trên nước , trên mây v.v..

Từ từ chúng ta cũng có thể tập được sự phá chấp trong cuộc sống .

 

2/  Biết khiêm tốn :

      Lúc nào cũng phải nghĩ rằng đã có , và sẽ có người viết đẹp hơn ta . cho nên :

‘’ Tâm đừng nên hẹp hòi

Khí đừng nên hung hăng

Tài đừng nên bộc lộ ‘’.

Từ từ chúng ta cũng có thể tập được sự khiêm tốn trong cuộc sống.

 

3/  Biết ‘’ tỉnh thức ‘’

   Tỉnh thức có nghĩa là mình phải biết chánh niệm , biết mình đang làm gì , biết mình đang nói gì , biết mình đang nghĩ gì . Nói thì dễ nhưng làm ,thì rất khó , phải tập luyện:

  • Lấy tờ giấy ra , biết mình đang lấy tờ giấy ra để chuẩn bị viết .
  • Cầm cây cọ , biết rằng mình đang cầm cây cọ để chuẩn bị viết v.v..

Tất cả mọi động tác được thực hiện trong sự tỉnh thức .

Tập được điều đó , dần dần tính tình ta sẽ điềm đạm hơn , ít vụt chạc hơn , trầm tĩnh hơn .

 

4/  Biết ‘’ tập trung tối đa” .

      Trong khi viết làm thế nào để không còn nghe gì chung quanh mình , không còn thấy gì chung quanh mình , chỉ còn thấy chữ mình đang viết . Muốn được như vậy phải tập luyện : Tập tĩnh tâm , tập thiền , đừng nghỉ tới quá khứ , đừng nghĩ tới tương lai , chỉ tập trung hiện tại .

‘’ Công việc gì quan trọng nhất ? ‘’

Công việc ta đang làm .

Thời gian nào quan trọng nhất ? ‘’

  • Ngay bây giờ .

‘’ Ai là người quan trọng nhất ? “

  • Người đang đối diện với ta.

Tập được như vậy từ từ ta sẽ có thói quen tốt  “ bất cứ làm một việc gì ta cũng đều có sự tập trung cao độ “.

 

  5/ Biết chọn nội dung :

Nội dung là linh hồn của thư pháp . khi viết , đầu tiên phải hiểu rõ nội dung mà mình sắp viết , hiểu không chưa đủ , phải tâm đắc với nội dung thì mới có hứng thú để viết và chuyện có “ hồn ‘’ mới xảy ra được .

Viết một bức thư pháp mà không hiểu được ý nghĩa của câu chữ mình viết thì không nên vậy . Do đó phải học hỏi , nghiên cứu , sư tầm những nội dung mà mình tâm  đắc hoặc sáng tạo ra nhưng nội dung phù hợp với mình

, nhờ vậy ta có dịp gần gũi hơn với sách vỡ , với những tư tưởng thánh hiền , những tư tưởng tu thân , những tư tưởng về đạo làm người , hoặc nhưng câu thơ làm say đắm lòng người … theo tôi nghỉ đó cũng là một cách để sửa mình

 

6/   Cố gắng thực hành những gì mà mình đã viết :

       Theo tôi quan niệm, thì những bức thư pháp chính là viết cho mình . để nhắc nhở chính mình .

  • Thí dụ khi người ta viết chữ ‘’ Nhẫn ‘’ mà trong cuộc sống ta không ‘’ nhẫn ‘’ chút nào thì coi sao được , do vậy phải ráng ‘’ nhẫn ‘’.
  • Khi ta viết chữ ‘’ Hiếu ‘’ trong khi chính ta là người con bất hiếu , thì người khác sẽ nghĩ gì về bức thư pháp đó mà họ sẽ treo trong nhà do một người bất hiếu viết ?
  • Tự nhiên khi ta viết càng nhiều ta phải thực hành càng nhiều . có thể chỉ có một chữ ‘’ Buông xả đi ‘’ cả đời chúng ta chưa làm được , nhưng mà ngày nào cũng đọc nó cũng tập nó thì dù sao cũng tốt hơn .
  •  

IV. Phần Kết :

 

Nếu làm được những điều trên thì viết thư pháp không phải là tĩnh tâm, dưỡng tánh,tu thân hay sao?.

Có thể ở thời điểm này, chúng ta chưa đạt được một bức thư pháp như vậy, nhưng tôi tin tưởng một cách mãnh liệt rằng những lớp trẻ sau này sẽ làm được.

Thực ra tôi chỉ muốn trải lòng mình ra với thư pháp chữ Việt mà thôi , cho nên những điều tôi suy nghĩ nêu trên , nếu có thô thiển , thiếu sót , xin các bậc cao minh chỉ dạy thêm.

Rất mong sự đồng cảm

 

Ngày 01 Tháng 01 Năm 2003

 

                                                      KTS.Nguyễn Thanh Sơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ: